17-10-2016 09:34
Hơn một tuần qua, hàng vạn con bọ đậu đen xuất hiện ồ ạt trong ngôi nhà của các hộ dân tại ấp Lạc Sơn (Đồng Nai). Số lượng của chúng mỗi ngày một tăng, có ngày diệt đến cả bao tải mà không hết. Đêm đến, chúng vẫn bám đầy vào vật dụng gia đình và cả thức ăn, bốc mùi khó chịu. Nhiều hộ chọn cách ngủ ngoài vườn vì quá mệt mỏi với đám côn trùng này.
Bọ đậu đen là gì?
Bọ đậu đen (mọt đậu đen) là một loài côn trùng cánh cứng, thuộc bộ Coleoptera, họ Tenebrionidae, có hình dáng và màu sắc như hạt đậu đen, di chuyển nhanh. Chúng phát triển nhanh trong khoảng tháng 4 - 6,. thường sống trong đất trong cây nhưng không làm hại thực vật. Bọ đậu đen có tính hướng quang, đêm đến bay đến những nơi có ánh sáng điện, nhất là khi có mưa. Loại bọ này còn có mùi hôi giống mùi bọ xít.
Sở Tài nguyên - Môi trường Đồng Nai cho biết, bọ đậu đen xuất hiện tại một số tỉnh, thành nước ta như Đồng Nai, Kon Tum, Tây Ninh,…
Khó có thể tin được lớp phủ kín mặt đất này là bọ đậu đen
Tình trạng phá phách của bọ đậu đen
Đây không phải lần đầu tiên bọ đậu đen xuất hiện ồ ạt trong các hộ gia đình. Nhiều năm trước, tình trạng bọ bám kín sàn nhà, đồ dùng đã khiến nhiều người mệt mỏi.
Theo bác sĩ Cao Trọng Ngưỡng, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Đồng Nai, bọ đậu đen xuất hiện từ rất lâu trên địa bàn tỉnh. Mới năm 2014, một số gia đình ấp 9/4 (Đồng Nai) cũng chịu cảnh loại bọ này vào nhà. Trong năm đó, hàng triệu con bọ cũng tấn công các gia đình ở ấp Tân Xuân (Tây Ninh).
Trước đó, gia đình bà Hà Thị Liên (xã Tân Hiệp, Bình Dương) từng phải sống gần chục năm với loài bọ đậu đen. Mỗi đợt 'viếng thăm' của chúng kéo dài cả tuần. Có ngày bà phải hốt cả bao tải (loại 50kg) mà tình hình không khá khẩm hơn. Bên cạnh đó, nhiều gia đình trong hộ cũng phải chịu cảnh tương tự.
Người dân thu gom loại bọ này
Ảnh hưởng của bọ đậu đen đến sức khoẻ
Bọ đậu đen không đốt hay cắn người nhưng không vì thế mà không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người dân. Trước hết, trong loại bọ này có dịch nhầy, khi giết bằng chân trần, tay không hoặc tiếp xúc với chất dịch, da người có thể bị bỏng rộp, nhất là da nhạy cảm.
Bọ đậu đen có mùi hôi, khó chịu. Với số lượng vô cùng lớn, mùi hôi trở nên nồng nặc, những người dị ứng có thể buồn nôn, chóng mặt. Khi bám vào nước uống, thức ăn, chúng làm giảm chất lượng của thực phẩm, người ăn phải có thể gặp một số vấn đề tiêu hoá.
Lúc ngủ, bọ có thể bò vào trong cơ thể mà chúng ta không kịp nhận biết, bọ dễ chết trong tai, mũi, gây hậu quả xấu cho sức khoẻ. Điều này dễ xảy ra với trẻ nhỏ. Nhiều nhà chọn cách ngủ tại chuồng gia súc, vườn nhà, để tránh bọ. Tuy nhiên những khu vực này thường mất vệ sinh, không đảm bảo cho việc nghỉ ngơi của con người. Bên cạnh đó, đây sẽ là cơ hội cho muỗi có thể tấn công người và gây bệnh.
Một vài cách diệt bọ
Một số loại thuốc có thể giảm bớt sự phiền toái của loại côn trùng này
Theo các chuyên gia, các gia đình không nên lạm dụng thuốc diệt côn trùng để diệt bọ. Cách này dễ ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người và vật nuôi, nhất là khi hít phải hoặc thuốc lưu vào thức ăn. Biện pháp đốt bọ chỉ mang tính tạm thời, mất công sức khó ngăn chặn lâu dài.
Hiện nay trên thị trường có sản phẩm Permecide 50EC và thuốc Fendona 10SC được PGS-TS Hồ Sơn Lâm và các cộng sự nghiên cứu và đưa ra thị trường. Ưu điểm của nó là dùng nguyên liệu ít độc hại với người nhưng diệt bọ hiệu quả.
Kết luận của ĐH Y Dược TP HCM cho thấy loại thuốc này không gây hại cho người khi dùng đúng cách. Thuốc làm tê liệt hệ thần kinh của bọ, bên cạnh đó còn có khả năng loại bỏ mùi lưu lại của chúng khiến chúng không nhớ dường quay lại.
Bên cạnh đó, các gia đình cũng nên giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và khu vực xung quanh để nâng cao chất lượng sống.
Bản inNgười gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN