22-10-2016 22:16
Bọ chét là loài không có cánh, tên chung để gọi chúng là Siphonaptera. Bọ chét sống kí sinh bên ngoài nhờ hút máu của những động vật máu nóng có vú và loài chim. Có tới trên 2.200 loài bọ chét. Trong số đó có những loài mà chúng ta thường gặp là: Bọ chét mèo: Ctenocephalides felis. Bọ chét chó : Ctenocephalides canis. Bọ chét người: Pulex irrtans. Bọ chét chuột miền Bắc: Nosospsyllus fasciatus. Bọ chét phương Đông: Xenopsylla cheopis.
Những loài quan trọng nhất là bọ chét chuột, bọ chét người và bọ chét mèo. Những vết đốt của chúng dẫn đến tấy rát, khó chịu và mất máu. Bọ chét chuột là vật chủ yếu truyền bệnh dịch hạch và sốt phát ban. Bọ chét mèo là vật truyền sán dây.
Bọ chét mèo (Ctenocephalis felis)
Bọ chét chó (Ctenocephalides canis)
Bọ chét người (Pulex irrtans)
Bọ chét chuột - Bọ chét phương Đông (Xenopsylla cheopis)
Vòng đời của bọ chét gồm 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và trưởng thành. Bọ chét trưởng thành dài 1-4mm và có thân dẹt theo hai bên, không có cánh và chân phát triển mạnh để nhảy. Màu sắc thay đổi từ hơi nâu đến nâu đen. Ấu trùng dài 4-10mm, màu trắng, chúng không có chân nhưng rất cơ động. Kén được ngụy trang tốt vì rất dính và nhanh chóng được các hạt bụi, cát mịn bao quanh.
Vòng đời của Bọ chét
Cả bọ chét đực và cái đều hút máu. Bọ chét tránh ánh sáng và hầu hết đều thấy trong các đám lông tơ hoặc lông vũ của động vật hoặc ở giường ngủ, quần áo của con người. Hầu hết các loài bọ chét đốt máu một hoặc hai loài vật chủ, nhưng khi vắng mặt vật chủ ưa thích nó đốt người hoặc các động vật khác. Bọ chét trưởng thành có thể nhịn đói, sống được vài tháng. Bọ chét di chuyển bằng cách nhảy, một số loài có thể nhảy cao đến 30cm.
Các bệnh gây ra do bọ chét
Con người thường bị bọ chét mèo (Ctenocephalis felis) đốt nhiều nhất, sau đó là bọ chét chó (C. canis), bọ chét người (Pulex irritans). Bọ chét đốt gây ngứa và đôi khi rất khó chịu. Bị đốt nhiều có thể dẫn dến dị ứng và viêm da.
Vết đốt của Bọ chét
Vi khuẩn dịch hạch được bọ chét truyền và con người có thể nhiễm bệnh do bị bọ chét đã hút máu động vật bị dịch hạch đốt. Trước đây, dịch hạch đã được gọi là các chết đen và là nguyên nhân gây ra các vụ dịch thảm khốc.
Bệnh sốt phát ban do bọ chét còn gọi là sốt phát ban chuột. Nó được lây lan chủ yếu do bọ chét chuột và bọ chét mèo, con người bị lây nhiễm do sự ô nhiễm từ phân khô và xác bọ chét.
Các biện pháp phòng chống
Các biện pháp phòng chống được sử dụng tùy thuộc vào mục tiêu là diệt bọ chét truyền bệnh hay bọ chét thông thường.
Để phòng chống dịch hạch và dịch sốt phát ban do bọ chét truyền xảy ra ở thành phố phải kết hợp 2 biện pháp diệt chuột và rắc hóa chất diệt vào nơi sống của chuột để diệt bọ chét.
Đối với các loài bọ chét gây phiền hà có thể sử dụng các biện pháp tự bảo vệ cá nhân như chất xua, dùng quần áo tẩm hóa chất diệt côn trùng. Kết hợp phun Hóa chất diệt côn trùng, thuốc diệt bọ chét toàn bộ không gian sống ( 4 - 6 tháng 1 lần).
Hóa chất diệt côn trùng, diệt bọ chét Fendona 10SC
Hóa chất diệt côn trùng, diệt bọ chét Hantox 200
+ Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ, thường xuyên giặt chăn màn, phun hoặc rắc hóa chất diệt côn trùng vào các khe, kẽ, góc phòng.
+ Đối với bọ chét chó, mèo sử dụng hóa chất rắc, phun, tắm vào lông của chúng, hoặc dùng lufenuron.
+ Lufenuron theo máu được bọ chét cái hút vào khi đốt vật chủ có tác dụng ngăn cản sự phát triển của trứng.
+ Ngoài ra, có thể sử dụng vòng cổ có tẩm hóa chất diệt bọ chét cho động vật.
Cần tư vấn và tìm hiểu về các sản phẩm phòng và diệt bọ chét chó mèo, bọ chét người, bọ chét chuột tận gốc vui lòng liên hệ:
Thuốc diệt côn trùng, diệt muỗi, diệt gián, diệt ruồi, diệt kiến, diệt bọ chét, diệt mối....
Fendona 10SC - Permethrin 50EC - Permecide 50EC - Hantox 200 - Lenfos 50EC - Map Sedan 48EC - Mythic 240SC
cho thị trường Hà Nội - Toàn Quốc
Bản in
Người gửi / điện thoại
CÁC BÀI MỚI HƠN
CÁC BÀI CŨ HƠN