http://fendona10sc.com/fendona-10sc-thuoc-diet-con-trung-diet-muoi-diet-gian-diet-kien-diet-ruoi-diet-ve-ran-diet-bo-chet-bo-cho-meo--d126.html
http://fendona10sc.com/
http://fendona10sc.com/
Điện thoại hỗ trợ fendona10sc.com
/>
Đăng nhập

Trao đổi Banner

Bạn thích thuốc nhãn hiệu nào tốt nhất?
Fendona 10SC (CHLB Đức)
Permethrin 50EC (Anh)
Hantox 200 (Việt Nam)
Permecide 50EC (Ấn Độ)

Bọ chét và ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe như thế nào?
Lượt xem: 909

01-10-2016 16:02

Bọ chét là loài côn trùng có khả năng chích đốt máu, kích thước nhỏ và không có cánh; thuộc bộ Siphonaptera và có đặc điểm chuyển động nhảy. Chúng chủ yếu chích hút máu động vật nhưng cũng có thể chích hút máu cả loài chim. Bọ chét có khoảng 3.000 loài nhưng chỉ có khoảng hơn chục loài thường đốt máu người. Những loài bọ chét quan trọng có ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt của con người là bọ chét chuột, bọ chét người, bọ chét chó và mèo. Bọ chét đốt máu người thường thấy ở nhiều nơi trên thế giới.

Sự sinh trưởng của bọ chét

Chu kỳ phát triển của bọ chét trải qua 4 giai đoạn: trứng, ấu trùng, nhộng và con trưởng thành. Bọ chét trưởng thành dài từ 1 đến 4 mm, có thân dẹt theo hai bên, không có cánh, chân phát triển mạnh để thực hiện được chuyển động nhảy và màu sắc của nó có thể thay đổi từ màu hơi nâu đến nâu đen. Ấu trùng bọ chét dài từ 4 đến 10 mm, màu trắng, không có chân nhưng rất cơ động. Nhộng nằm trong kén được ngụy trang rất tốt vì có chất dính và nhanh chóng được các hạt bụi, các hạt cát mịn bao quanh.

Cả bọ chét đực và bọ chét cái đều hút máu. Bọ chét đẻ trứng ở gần nơi trú ẩn và chỗ ngủ, nghỉ ngơi của vật chủ; có thể ở trong các đống rác, mùn đất, các kẽ nứt của sàn nhà hoặc tường nhà, khe hở của thảm trải nhà, hang động vật hoặc thậm chí cả tổ chim ... Sự phát triển của bọ chét cần có độ ẩm cao. Ấu trùng bọ chét ăn các thức ăn hữu cơ như phân của vật chủ, xác côn trùng và máu không tiêu hóa hết do bọ chét trưởng thành thải ra. Vào giai đoạn tiếp theo, ấu trùng nhả tơ làm thành kén màu trắng đục và nhộng phát triển ở trong kén. Sau đó bọ chét trưởng thành phát triển đầy đủ trong vòng từ 1 đến 2 tuần nhưng chỉ nở ra khỏi kén sau khi nhận được sự kích thích như sự rung động do di chuyển của vật chủ. Ở trong những ngôi nhà bỏ hoang, chúng có thể sống trong kén đến 1 năm. Người mới chuyển đến để ở trong căn nhà bỏ hoang có thể bị bọ chét đồng loạt nở từ nhộng tấn công vớisố lượng lớn. Trong điều kiện thuận lợi, thời gian từ trứng phát triển thành bọ chét trưởng thành kéo dài khoảng từ 2 đến 3 tuần.

Bọ chét có tập tính tránh ánh sáng, phần lớn thấy ẩn náu trong các đám lông tơ, lông vũ của động vật, ở giường ngủ, quần áo của con người ... Nếu có điều kiện, bọ chét có thể chích đốt máu mọi lúc, cả ban ngày lẫn ban đêm. Khi có nhiều bọ chét chích đốt, có thể nhận biết được bằng sự xuất hiện dấu hiệu vết máu mà bọ chét không tiêu hóa hết được thải ra quần áo, giường chiếu ... Hầu hết các loài bọ chét chích đốt máu một hoặc hai loài vật chủ, khi không có vật chủ ưa thích nó đốt người hoặc các động vật khác. Bọ chét trưởng thành có thể nhịn đói và sống được vài tháng. Đặc biệt chúng di chuyển bằng cách nhảy, một vài loài bọ chét có thể nhảy cao đến 30 cm.

bochetchuot

Hình ảnh bọ chét


Các loài bọ chét và sự ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe

Con người thường bị bọ chét mèo (Ctenocephalis felis) chích đốt máu nhiều nhất, sau đó là bọ chét chó (Ctenocephalis canis). Bọ chét mèo và chó có thể tìm thấy ở cổ, ở bụng của mèo và chó. Mặc dù một loài có tên là bọ chét người (Pulex irritans) nhưng nó lại ít quan trọng vì loài bọ chét này không thường xuyên lưu lại trên người sau khi chích đốt máu. Vào ban ngày, bọ chét người ẩn náu vào các khe, kẽ, thảm trải nền nhà, chăn, màn, giường, chiếu ... Nếu thường xuyên quét dọn, vệ sinh nhà cửa, đặc biệt là các phòng ngủ thì có thể ngăn chận được nhiễm bọ chét với số lượng lớn. Các loại bọ chét thường từ đất nhảy lên, chích đốt người từ cẳng chân, phần dễ tiếp cận nhất. Đối với người đang ngủ thì bọ chét có thể tấn công bất kỳ phần nào trên cơ thể. Bọ chét chích đốt gây ngứa ngáy, khó chịu; nếu bị đốt nhiều có thể gây nên dị ứng và viêm da. Các loại bọ chét người, bọ chét mèo, bọ chét chó chích đốt máu thường gây nên mối phiền hà cho con người.







Một loại bọ chét có vai trò truyền bệnh quan trọng có thể gây thành dịch là bệnh dịch hạch. Dịch hạnh do vi khuẩn Yersinia pestis gây ra. Đầu tiên dịch hạch xảy ra ở các động vật hoang dại như chuột và các loài gậm nhấm khác. Con người có thể bị nhiễm bệnh dịch hạch do bọ chét hút máu động vật mắc dịch hạch và truyền sang cho người qua vết chích đốt. Trước đây, bệnh dịch hạch được gọi là cái chết đen và gây ra các vụ dịch thảm khốc. Dịch hạch hiện nay vẫn còn là bệnh rất nguy hiểm vì nó thường xảy ra rộng rãi ở quần thể của các loài gậm nhấm. Ở vùng nông thôn, miền núi, dịch hạch xảy ra khi con người đi vào và tiếp xúc với các loài động vật hoang dã. Nguy hiểm nhất là những người thợ săn, họ có thể bị bọ chét đã nhiễm bệnh dịch hạch chích đốt trong khi mang vác các động vật vừa giết được. Ở các đô thị, dịch hạch có thể xảy ra khi chuột sống quanh những khu dân cư bị nhiễm bệnh. Bọ chét chuột (Xenopsylla cheopis) bình thường chích đốt chuột nhưng thỉnh thoảng có thể chích đốt người và truyền bệnh sang cho con người. Khi chuột hay các loại động vật gậm nhấm nhiễm vi khuẩn dịch hạch và bị chết, bọ chét sẽ rời vật chủ, có thể tấn công, chích đốt người và truyền bệnh qua vết đốt. Loài bọ chét người cũng có thể có khả năng truyền bệnh từ người mắc bệnh sang người lành khi bị chích đốt máu.

Bệnh dịch hạch được biểu hiện bằng 3 thể lâm sàng là thể hạch, thể phổi và thể nhiễm trùng máu. Thể hạch có triệu chứng sưng hạch, các hạch bạch huyết chứa đầy vi khuẩn, đặc biệt là hạch ở nách và bẹn; nó thường do bọ chét đã bị nhiễm bệnh truyền sang người; nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời thì tỷ lệ tử vong có thể chiếm tới 50%. Thể phổi có những tổn thương tại phổi, nó lây lan rất mạnh do vi khuẩn dịch hạch dễ dàng phát tán từ người bệnh sang người lành qua nước bọt, đờm dãi khi ho hoặc hắt hơi; nếu khi bị mắc bệnh và không được điều trị sớm thì hầu hết tất cả các trường hợp đều tử vong. Thể nhiễm trùng máu do vi khuẩn dịch hạch xâm nhập vào máu, bệnh nhân tử vong trước khi xuất hiện một trong hai thể hạch hoặc thể phổi.

Ngoài ra, bọ chét chuột, bọ chét mèo cũng có thể truyền bệnh sốt phát ban; bệnh xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới và thường được ghi nhận tại các vùng con người sống ở trong nhà có nhiều chuột . Đôi khi bọ chét cũng có khả năng truyền một số bệnh khác do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng từ động vật sang người như bệnh do vi khuẩn Francisella tularensis, sán dây ký sinh ở chó và mèo ... Trẻ em thường chơi đùa với động vật nuôi ở trong nhà như chó, mèo nên có thể bị nhiễm sán vì nuốt phải các bọ chét đang mang sán ở giai đoạn có thể gây nhiễm.

Các biện pháp cơ bản phòng chống bọ chét

Các biện pháp cơ bản để phòng chống bọ chét được thực hiện tùy thuộc vào mục đích giải quyết sự phiền hà hay phòng tránh sự mắc bệnh. Đối với các loài bọ chét chích đốt máu gây phiền hà có thể phòng chống, tự bảo vệ bằng các loại hóa chất xua côn trùng bôi ngoài da, vệ sinh nhà cửa, môi trường sống sạch sẽ; dùng các hoại hóa chất diệt côn trùng kết hợp. Đối với loài bọ chét truyền bệnh dịch hạch và sốt phát ban, có thể thực hiện biện pháp rắc hóa chất diệt côn trùng vào nơi sống của chuột để diệt bọ chét chuột và diệt chuột bằng các phương pháp. Điều cần chú ý là nếu chuột chết hàng loạt sẽ làm cho nhiều bọ chét chuột rời vật chủ và đi tìm người để đốt thay thế và truyền dịch bệnh.

Bản in

 
Phản hồi

Người gửi / điện thoại

Nội dung

 

Fendona10sc.com - Phân Phối Thuốc Diệt Côn Trùng Chính Hãng

Nhập khẩu nguyên chai tại Anh - Pháp - Mỹ - Đức - Nhật - Bỉ - Ấn Độ - Thụy Sỹ

Fendona 10SC - Permethrin 50EC - Permecide 50EC - Hantox 200 - Icon 2.5CS - Lenfos 50EC - Map Sedan 48EC - Mythic 240SC

Address: Đường Tứ Hiệp - Thôn Văn Điển - Xã Tứ Hiệp -  Huyện Thanh Trì - TP. Hà Nội

Hotline: 0968 64 8008  l  Email: fendona10sc@gmail.com l  Facebook: www.facebook.com/Fendona10scCom

 

 


 

Tự tạo website với Webmienphi.vn